
Gần đây thấy khá nhiều bạn đang muốn bắt đầu với IELTS từ con số 0, mình cũng đã từng chung cảnh ngộ với các bạn đi từ “MẤT GỐC” miệt mài cày cũng lên được IELT 7.5 , nên có chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn.
>>> BACKGROUND:
- Cấp 3 khối A, bạn nào học khối A chắc cũng hiểu, thường học khối A rất khó hấp thụ thêm Tiếng Anh, nên 3 năm cấp 3, câu mình hay được nghe nhất trong giờ Tiếng Anh là “ZERO FOR YOU”.
- Lên đại học, cũng vì sợ Tiếng Anh nên mình quyết định chọn ngôn ngữ học là Tiếng Nhật nên suốt những năm đại học cũng không sờ tới 1 chữ Tiếng Anh.
==> “MẤT GỐC” giai đoạn cuối: Không phát âm và không viết được 1 câu Tiếng Anh hoàn chỉnh.
>>> LỘ TRÌNH ÔN IELTS TỪ 0 – 7.5
Trước tiên để không sớm bỏ cuộc, bạn cần có 1 ĐỘNG LỰC để cày và đặt ra MỤC TIÊU cần đạt cho mình (ví dụ muốn đi du học để có chuyện tình lãng mạn như trong phim, đi nước ngoài làm việc lương cao 4-6k/tháng như ở Úc, hay ra nước ngoài định cư,…).
Như mình, động lực chính là để “Tránh bị thất nghiệp”, học hết năm thứ 3 đại học mà chưa biết ra trường sẽ làm gì thì phương pháp tốt nhất là “Đi học tiếp” để khỏi mất mặt với họ hàng và bạn bè.
Và quá trình luyện IELTS của mình trải qua 3 giai đoạn:
I. GĐ1: ĐI TÌM CẢM GIÁC – THAY ĐỔI THÓI QUEN
Đây là bước luyện đầu tiên nhưng rất quan trọng, đặc biệt với các bạn bắt đầu từ con số 0, giống như khi mới bắt đầu tập đi chỉ nên mon men thôi, chứ mới bắt đầu mà chạy ngay là ngã gãy chân liền.
Luyện IELTS cũng vậy, chưa có gì mà bắt tay vào giải đề, luyện viết ngay sẽ sớm bỏ cuộc, nên ở những bước đầu tiền bạn cần làm quen lại với Tiếng Anh trước, mục đích chính là tăng tần suất tiếp xúc với Tiếng Anh bằng cách thay đổi một số thói quen và sở thích của mình. Ví dụ:
- Nếu bạn thích xem phim, hãy chuyển từ phim Việt, Hàn sang xem phim Anh, Mỹ có phụ đề Song ngữ.
- Chuyển nghe nhạc Việt sang nhạc Anh Mỹ: trước khi nghe nên đọc qua Lyrics, tra một số từ vựng, khi nghe đi nghe lại sẽ nhớ được thêm từ.
- Đọc báo Tiếng Anh: dựa trên sở thích hoặc chuyên ngành của bạn hãy tìm cho mình một số tờ báo Tiếng Anh để đọc, ví dụ nếu bạn thích Sports, thay vì đọc trang tin Việt hãy tìm trang tiếng Anh để đọc như Fox Sports,… Còn mình học Finance, nên hay đọc tin trên Bloomberg, Financial Times,… rất tốt cho Task 1 Writing sau này.
- Nghe Radio: Nên nghe Radio bất cứ khi nào bạn rảnh một số đài như ABC, BBC,… chủ yếu để tăng phản xạ nghe thụ động. Khi mới bắt đầu, mình nghe radio everytime, everywhere, trên đường đi học, lúc ăn cơm, hay thâm chí trong giờ học ở Uni luôn, đi đâu cũng đeo tai nghe.
Những bước trên chỉ đơn giản là tăng tần suất tiếp xúc với Tiếng Anh hàng ngày lên ít nhất 8-10/24h giúp bạn làm quen dần dần và đam mê với Tiếng Anh hơn, bạn có thể hình dung tương tự như giai đoạn đầu khi cưa cẩm, nên tăng tần suất gặp mặt để lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chứ không nên quá vội vã sẽ dễ đổ bể.
II. GĐ2: LẤY LẠI CĂN BẢN – CHUẨN BỊ ĐẠN DƯỢC
Sau khi theo GĐ1 liên tục trong 1-2 tháng, bạn có thể bắt đầu GĐ2 - tìm đến các lớp học để lấy lại căn bản. Nên bắt đầu GĐ2 sau GĐ1 vì nếu đến lớp sớm quá chưa có gì trong tay dễ khiến bạn mặc cảm, ngại đi học.
Và tất nhiên trước khi đi học các bạn nên làm một bài test để đánh giá chính xác trình độ hiện tại của bản thân từ đó mới biết được mình đang chưa tốt chỗ nào để lưu ý trong quá trình học của mình.
Các bạn có thể tham khảo lộ trình chỗ mình đã học. Nếu cảm thấy phù hợp thì quất thôi
- Luyện nghe và học phát âm đối với mình đây là kĩ năng dễ nản nhất với người bắt đầu từ con số 0 nên các bạn cũng đừng nản nha. Phần nào khó thì mình tập trung vào nó nhiều hơn thôi đúng không? Đầu tiên mình chọn các file nghe chủ đề quen thuộc dễ hiểu để có thể giúp mình có cảm hứng học luôn. Sau đó mình tập chép chính tả để rèn luyện khả năng nghe đoán từ vựng, phần này cũng giúp mình tăng vốn từ nữa vì không phải từ nào trong file nghe mình cũng biết ấy. Còn về phần phát âm thì chép xong mình thường nghe lại vài lần rồi nói theo, dần dần mình cũng ghi âm để tự nghe lại xem mình nói như thế nào nữa. Thề lúc ban đầu nghe lại thấy mình nói dở lắm nhưng nhờ vậy mà mình nói bon mồm hơn và cũng thấy nói hay hơn dần đều nhé!
Trong giai đoạn này, bạn cũng nên bắt đầu tìm hiểu cấu trúc, các dạng bài trong IELTS và nếu có thể bắt đầu luyện đề dần từ Level thấp nhất để nắm rõ các dạng câu hỏi và biết được để với Target của mình cần làm được bao nhiêu % bài Test.
III. GĐ3: QUYẾT CHIẾN VỚI IELTS
Sau khi đã yêu Tiếng Anh hơn chút và lấy lại được chút căn bản, bạn có thể bắt đầu chạy về đích.
Lúc này với mình IELTS không còn quá xa lạ nữa vì mình đã nắm được cấu trúc bài rồi có một số các kiến thức nhất định để có thể làm các bài IELTS. Tất nhiên mình vẫn đi học theo lộ trình đã đăng kí và quan trọng nhất vẫn là phải tự học, mỗi ngày mình học ít nhất 4-6h, bao gồm:
1. Làm Full 1 bài IELTS Test
2. Luyện thêm Speaking với các bạn trong lớp theo forecast khi luyện Speaking do phản xạ kém, nên mình hay đọc Sample trước rồi học theo, dần dần cũng quen vs học thêm được nhiều Từ vựng.
3. Viết thêm 1-2 Essay trong Bộ đề: Essay cũng vậy mình hay đọc văn mẫu trước những bài Band 8-9 rồi cố gắng thuộc và viết lại nhiều lần cho nhớ, tuy nhiên đơn giản Grammar lại chút cho phù hợp với khả năng.
Trong IELTS, có thể thấy Speaking và Writing là 2 kĩ năng khó điểm cao nhất, vì lượng ngân hàng đề quá nhiều nên mình dành thời gian nhiều cho 2 phần này, nhưng chủ yếu là đọc Sample rồi nói hoặc viết theo cũng đủ để đạt được Band 6.5 cho cả 2 Skill này.
Còn Reading&Listening thì mình thấy không khó chỉ cần bạn chăm chỉ làm đề, tất nhiên cũng phải nắm được phương pháp và một vài TIPs làm bài, thì không khó để lấy được điểm cao cho 2 kĩ năng này. Vì khi bạn đã luyện nhiều, sẽ thấy Reading&Listening, khi đi thi giống như toán mà biết trước đề và chỉ cần thay số liệu, nên không quá khó để mình đạt Reading-8.5 và Listening 7.5.
2. Luyện thêm Speaking với các bạn trong lớp theo forecast khi luyện Speaking do phản xạ kém, nên mình hay đọc Sample trước rồi học theo, dần dần cũng quen vs học thêm được nhiều Từ vựng.
3. Viết thêm 1-2 Essay trong Bộ đề: Essay cũng vậy mình hay đọc văn mẫu trước những bài Band 8-9 rồi cố gắng thuộc và viết lại nhiều lần cho nhớ, tuy nhiên đơn giản Grammar lại chút cho phù hợp với khả năng.
Trong IELTS, có thể thấy Speaking và Writing là 2 kĩ năng khó điểm cao nhất, vì lượng ngân hàng đề quá nhiều nên mình dành thời gian nhiều cho 2 phần này, nhưng chủ yếu là đọc Sample rồi nói hoặc viết theo cũng đủ để đạt được Band 6.5 cho cả 2 Skill này.
Còn Reading&Listening thì mình thấy không khó chỉ cần bạn chăm chỉ làm đề, tất nhiên cũng phải nắm được phương pháp và một vài TIPs làm bài, thì không khó để lấy được điểm cao cho 2 kĩ năng này. Vì khi bạn đã luyện nhiều, sẽ thấy Reading&Listening, khi đi thi giống như toán mà biết trước đề và chỉ cần thay số liệu, nên không quá khó để mình đạt Reading-8.5 và Listening 7.5.
***Tài liệu để luyện thì rất nhiều, khi mới bắt đầu mình học Bộ Collins trước, sau đó bắt đầu luyện đề trên Cambridge, Builder, Plus,…và cả những cuốn Real Test. Nhìn chung có sách nào có đề IELTS là mình mua về làm. Và 1 sách thường làm đi làm lại 2-3 lần cho đến khi thi.
Tài liệu học IELTS
=============================
Hy vọng các bạn kiên trì và không bỏ cuộc. Chúc các bạn sớm đạt aim!
=============================
Hy vọng các bạn kiên trì và không bỏ cuộc. Chúc các bạn sớm đạt aim!